Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao da bạn lại sạm màu đột ngột khi mang thai và bạn phải làm gì để đối phó với tình trạng này?
Nguyên nhân nào khiến da bạn sạm đen khi mang thai?

Sự thay đổi nội tiết tố gây ra tình trạng sạm da khi mang thai
Các hormon sản sinh trong thai kỳ, chế độ ăn uống khi mang thai đều là những tác nhân khiến da bạn sạm đi trông thấy.
Biểu hiện của da sạm đen là gì?
Da sạm đen, đặc biệt là mẩn đỏ ở bàn tay và lòng bàn chân, là một trong những triệu chứng xuất hiện trong quá trình mang thai. Ngoài ra, vùng quầng mắt, vùng da dưới cánh tay và giữa hai đùi cũng trở nên tối màu, và hằn lên đường sọc nâu trên bụng. Các đốm tàn nhang và nốt ruồi hiện rõ hơn, và đặc biệt là bị nám hay còn gọi là “mặt nạ thai kỳ”. Những phụ nữ có làn da sẫm màu sẽ nhận thấy những biến đổi màu da trong suốt thời kỳ mang thai nhiều hơn những người sở hữu làn da sáng màu, nhưng dù cho bạn có thuộc loại da nào đi chăng nữa thì những vết sạm đen này đều có xu hướng mờ dần sau khi sinh.
Đâu là biện pháp đối phó làn da sạm đen?
• Bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức khiến da bạn càng thêm sạm đen, ngay cả khi bạn có sử dụng kem chống nắng. Vì vậy, bạn cần bảo vệ da nhiều hơn thế, hãy đội mũ, đeo khẩu mặt mà mặc quần áo tay dài chống nắng toàn diện.

Sử dụng kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng
• Trong trường hợp bị nám, đảm bảo sử dụng kem chống nắng hàng ngày trong suốt thời kỳ mang thai, ngay cả trong những ngày bạn không ra ngoài. Thực tế là nắng vẫn có thể len qua cửa sổ và ảnh hưởng đến làn da của bạn.
• Một số chuyên gia cho rằng tình trạng da sạm đen khi mang thai có liên quan đến việc thiếu hụt axit folic. Vì vậy hãy bổ sung thành phần này trong chế độ ăn uống của bạn trong quá trình mang thai.
Leave a reply